Trang chủ > Sống Khỏe > Tại sao những nỗi đau quay lại với chúng ta mỗi ngày?

Tại sao những nỗi đau quay lại với chúng ta mỗi ngày?

By: M4L-Admin    2019-08-27 13:30:52


Tại sao những nỗi đau quay lại với chúng ta mỗi ngày?

Nhà phân tâm Jacques André đưa ra một cái nhìn mới về những nỗi đau và vị thế nạn nhân. Đối với ông, việc hiểu chưa đủ. Cần phải trải qua một lần nữa điều đã làm cho chúng ta đau khổ để vượt qua được nó.

PV: Ông nói về sự lặp lại như là một “hành động lùi về quá khứ“. Liệu luôn có một sự trở lại của quá khứ?

Jacques André: Khó để có câu trả lời chung. Có thể nói là, các sự kiện mà là nguồn gốc của các hiện tượng lặp đi lặp lại thường nằm ở thời thơ ấu. Đứa trẻ là một thực thể rất đặc biệt: nó sống trong sự sôi nổi, mạnh mẽ về cảm xúc, đồng thời, nó lại không có khả năng xử lý được hết các cảm xúc đó, và còn khó khăn hơn nữa trong việc hiểu được các cảm xúc đó. Những điều xảy đến với trẻ lại được ghi nhớ rất sâu sắc, khi nó trải qua một sự kiện gây xúc động, ví dụ, một cú sốc, khi đứa trẻ ấy sống một sang chấn, dấu vết của sự thù ghét, của tình yêu sẽ được mài khắc ở trẻ, mà trẻ không hề ý thức, nhận biết được. Điều gì đó đã được ghi sâu trong trẻ.

Một ví dụ, một người từng bị lạm dụng tình dục trong tuổi thơ, khi lớn lên lại trở thành một người lạm dụng. Đó là “sự đồng nhất với kẻ gây hấn”, theo từ chuyên môn của chúng tôi. Kẻ lạm dụng lặp lại những điều đã xảy ra với hắn theo xu hướng tìm kiếm sự giải tỏa nỗi đau khổ của hắn. Có ít sự linh hoạt ở đây. Đó là một cơ chế gây nên sự lặp đi lặp lại, nhưng đồng thời cũng là cơ chế để cố gắng đào thoát khỏi, bằng cách đảo các vai trò.

PV: Cơ chế hoán đổi này vận hành trong mọi tình huống của việc lặp đi lặp lại, ngay cả trong những tình huống thông thường nhất?

J. A: Cơ chế thường thấy nhất là sự chuyển hóa từ bị động sang chủ động. Thay vì chịu đựng điều gì đó, thì chúng ta trở thành tác giả gây ra điều ấy.

Ở thể chủ động, chúng ta có quyền chi phối, dẫn dắt thứ mà, một mặt là nguồn gốc cho sự thỏa mãn, mặt khác, khiến có thể sống với cảm giác bớt đau khổ, bớt hung bạo hơn là lờ đi kẻ đã tấn công mình. Một ví dụ khác, tôi nghĩ tới những người phụ nữ thất vọng trong tình yêu, họ lặp đi lặp lại một cách có hệ thống cùng một tình huống ở các chiều kích khác nhau. Cho dù đó là gì, thì đó là một ràng buộc bởi vì chúng ta không phải là tác giả khởi đầu.

Sự lặp lại có nghĩa là: “Tôi là người khác” và thậm chí có nhiều người khác cùng điều chỉnh sự lặp lại đó. Ví như là, con ngựa phi nước đại đến chỗ nó muốn, xong chúng ta luôn luôn có thể giả vờ như mình biết con ngựa đang phi đến chỗ nào. Chúng ta vờ như đang điều khiển con vật, nhưng thực ra con vật lại không theo ta.

PV: Hiểu nguồn gốc của vấn đề, biết rằng sang chấn tới từ đâu, những điều đó có giúp chúng ta thoát khỏi sự lặp đi lặp lại ấy không?

J. A: Đó là một sự tự động. Việc hiểu mọi thứ là tất nhiên là dễ chịu hơn, để thay đổi góc nhìn về một người cha khủng khiếp, và góc nhìn ấy khiến người ta tìm lại tính nhân văn khi quay trở lại với quá khứ. Những nhận thức đó rất quý giá. Nó đáp ứng với những thời điểm mở rộng bản thân và cho phép chúng ta mở rộng mảnh đất nhận thức về những điều chưa biết trong chính bản thân mình. Chúng ta trở nên giàu có hơn sau những nhận thức đó. Nhưng đó là một hoạt động của tư duy. Bởi vì không phải do chúng ta luôn có khả năng kết nối, xâu chuỗi, tìm ra các mối quan hệ nhân quả mà chúng ta có thể thay đổi trạng huống thực tế. Bởi vì hiểu biết về sự việc không thay đổi sự việc.

Chúng ta có thể nhìn chúng, phân tích chúng, tình thực thì, chúng ta không bao giờ bị chúng bắt giữ. Việc hiểu không phải là cách để dịch chuyển, có thể là cách để kiểm soát. Ngầm hiểu rằng: “Tôi đã hiểu hết về mình, theo mọi cách, nhưng điều đó chẳng thay đổi gì cả”. Chúng ta là những gì ngoài chúng ta nữa, chúng ta thông thạo về chính mình, có khả năng quan sát chúng ta với sự đúng đắn, tinh tế chẳng thay đổi gì cả. Việc này có thể dẫn tới việc kháng cự và do đó cũng trở thành một vấn đề. Bởi vì, sự thay đổi là rất phức tạp.

PV: Cần có kinh nghiệm gì để hi vọng kết thúc sự lặp đi lặp lại?

J. A: Sự thay đổi không diễn ra nhờ việc hiểu. Để hi vọng thoát ra khỏi sự lặp đi lặp lại, cần phải đổi mặt, trải nghiệm lại một lần nữa điều đã gây chịu đựng, đau khổ. Cần phải có thứ gì đó, ai đó hiện thân, tái hiện lại điều mà là nguyên nhân, nguồn gốc của sự kiện đã ghi trong tâm trí chúng ta. Điều đó cho phép tái hiện lại trải nghiệm trong hiện tại, sống lại nó, với mức độ trung thực như có thể. Khi điều đó được sống mạnh mẽ lại, vào thời điểm đó, điều gì đó sẽ diễn ra và dịch chuyển. Khi người ta đạt tới điều này, hiệu ứng sẽ thật ấn tượng.

Tôi vẫn nhớ tới một người phụ nữ người Anh, một trong những người anh họ của cô đã lạm dụng tình dục cô khi cô còn nhỏ. Anh ta đã gây ra điều đó trong tình huống đóng cánh cửa lại thật mạnh. Ký ức đó vẫn ở lại với cô. Và rồi, một ngày, có một “vở kịch” giữa tôi và cô, tôi đã đóng cánh cửa thật mạnh khi nói với cô rằng, tôi là một người Anh khi tôi đóng cánh cửa. Cô ấy đã bật dựng cả người lên đến 10 cm khỏi đi văng. Và chúng tôi thành công, tình huống là như thế, gần với hiện thực như có thể. Tôi đã không rất khéo léo, xong rút cục thì là sự năng động. Việc phân tâm không được bạo lực. Cùng lúc, cô ta phải đi đến chỗ nhận ra sự phụ thuộc của cơ thể vào một sự bạo lực nào đó để giúp cho sự thay đổi. Cô tìm cách biến chuyển kinh nghiệm để không lặp lại nó nữa.

PV: Người ta có thể thoát ra khỏi sự lặp lại mà không cần phân tâm?

J. A: Có chứ. Tôi nghĩ rằng có nhiều kinh nghiệm có tác động này. Giống như phân tâm, mối quan hệ tình yêu có thể chữa lành sự lặp đi lặp lại, bởi vì chúng ta tìm thấy mình với một ai đó, người mà nhìn thế giới này một cách khác đi, người yêu theo cách khác cách của chúng ta, người có cơ chế vận hành khác chúng ta. Nếu như người đó không mang lại những điều xúc phạm mà chúng ta “chờ đợi”, điều gì đó sẽ diễn ra bên trong chúng ta. Nếu chúng ta nhận lấy rủi ro cởi mở với người đó, không đóng lại trong thế giới của mình, nếu chúng ta để người đó đi vào trong chúng ta, sẽ có khả năng thay đổi. Đó là một dạng của bỡ ngỡ.

Giống như kinh nghiệm về tình yêu, những người đi du lịch tới những miền đất lạ lẫm (không phải là chuyến du lịch cuối tuần hay bị tị nạn trong các trại), tới những nơi có ngôn ngữ xa lạ, những điều cấm kị khác, những cách thức khác, những khách du lịch ấy cũng có cơ hội đặt lại các câu hỏi và thay đổi mình. Chúng ta có thể nói tới văn hóa nơi một người không thể chạm vào người khác. Sau 3 năm ở Châu Phi, mối quan hệ về mặt cơ thể không còn như trước nữa. Cái mà chúng ta vẫn tin vào trước đây đã thay đổi. Đón lấy rủi ro của việc cởi mở có thể thay đổi chúng ta.

(Thu Huyền dịch từ http://www.psychologies.com)

Bài viết mới cập nhật

Kết nối