Trang chủ > Quản trị - Kinh doanh > Chi tiêu hợp lý - cách để kiểm soát tài chính cá nhân khôn ngoan

Chi tiêu hợp lý - cách để kiểm soát tài chính cá nhân khôn ngoan

By: M4L-Admin    2020-03-04 13:57:03


Chi tiêu hợp lý - cách để kiểm soát tài chính cá nhân khôn ngoan

Có không ít người luôn gặp phải tình cảnh “viêm màng túi”, dù rằng biết tiết kiệm là tốt nhưng không làm sao quản lý được chi tiêu. Dưới đây là 7 cách giúp bạn thoát khỏi thảm cảnh “ngheo đói”. Nhưng hãy lưu ý rằng, nếu các cách bạn không chịu khó thực hiện thì nó chỉ là những con chữ và chẳng có tác dụng gì nhiều. Nên nếu có đọc được bài này, hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày giúp mình vừa tư duy quản lí tài chính cá nhân vừa rủng rỉnh tiền tiêu nhé:

1. TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH TIÊU TIỀN – HÃY SUY NGHĨ THẬT KỸ

Chúng ta có thực sự cần tới món đồ đó hay không? Mua về rồi để ở đâu và dùng làm gì? Có những món đồ đẹp thật đấy, nhìn là muốn mua ngay, nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua và chắc chắn rằng việc mua nó sẽ không làm bạn cháy túi
Vậy nên, nguyên tắc là: ĐỪNG MUA thứ mà ta MUỐN, hãy mua thứ ta CẦN

2. DÙNG SỔ QUẢN LÝ CHI TIÊU LÀ MỘT CÁCH LÀM KHÔN NGOAN

Sổ ghi chép sẽ giúp bạn biết được mình đã chi những khoản nào và tốn bao nhiêu tiền để có cái nhìn tổng quan về việc CHI-TIÊU trong tháng (nếu không muốn dùng sổ bạn có thể dùng những ứng dụng di động)

Trong sổ quản lý cần phải chia thành các cột dự kiến và thực tế chi tiêu. Chẳng hạn, lương tháng của bạn là 7 triệu VNĐ, hãy phân bổ số tiền này vào các mục cụ thể. Định kỳ hãy tổng hợp lại, xem tháng này bạn có bội chi quá 7 triệu VNĐ hay không? Và nếu chi quá tay thì nó nằm ở đâu, để có cải thiện trong tháng kế tiếp

3. NẾU THUÊ ĐƯỢC THÌ THUÊ, NẾU MUA ĐƯỢC THÌ NÊN MUA ĐỨT

Ví dụ bạn phải tổ chức một sự kiện cần thuê loa mic bên ngoài với giá 300.000vnđ/ ngày. Trong tương lai sẽ cần dùng rất nhiều, mà giá loa mic chỉ tốn 1 triệu 2 khi mua đồ cũ và vẫn còn tốt. Sự lựa chọn khôn ngoan nhất lúc này là nên mua đứt, vừa chủ động lại tiết kiệm (4 lần thuê bạn đã đủ tiền mua rồi)

Còn những gì ít dùng thuê hoặc mượn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, không phải bảo quản hay sửa chữa.
Hãy tính toán xem nhu cầu sử dụng với từng món đồ bạn cần dùng nhé

4. HẠN CHẾ DÙNG THẺ TÍN DỤNG

Nếu như bạn không tin tưởng khả năng kiềm chế của bản thân trước cám dỗ mua hàng, hãy cất và khóa kỹ thẻ tín dụng đi. Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ giúp bản thân chi tiêu không giới hạn, mà không để ý tới số lãi phải trả cho tới khi nợ ngập đầu. Vẫn biết sẽ có lúc chúng ta cần tới chức năng thấu chi của thẻ tín dụng, nhưng để tránh việc chi quá ngân sách, bạn cần kiềm chế ham muốn sử dụng nó

5. HÃY NGHĨ TỚI TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH KHI CẦN CHI TIÊU

Gia đình rất quan trọng. Bất cứ lúc nào những người thương yêu của chúng ta cũng có thể gặp rắc rối về tài chính. Vậy nên mỗi khi định chi tiêu gì không cần thiết, hãy nghĩ tới gia đình nhiều hơn.
Số tiền phung phí biết đâu sẽ giúp gì đó cho gia đình trong tương lai.Vậy nên hãy nghĩ tới hậu quả có thể gây ra cho gia đình trước khi vung tay quá trán nhé!

6. TIẾT KIỆM CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Hãy để việc tiết kiệm trở thành ưu tiên hàng đầu của mình. Cho dù tiền lương tháng của bạn không lớn lắm thì cũng cố gắng để dư ra ít nhất 10% thu nhập để dành tiết kiệm. Bạn càng tiết kiệm sớm bao nhiêu, số tiền tích góp theo thời gian sẽ càng lớn bấy nhiêu. Không chỉ vậy, nếu được đầu tư một cách khôn ngoan, số tiền tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy!

7. CHI TIÊU THEO MỨC ĐỘ ƯU TIÊN

Tùy theo hoàn cảnh mà chúng ta sẽ quyết định vấn đề tài chính nào là ưu tiên hàng đầu của mình. Nếu bạn thường xuyên di chuyển, đi công tác và du lịch, vậy thì ưu tiên không phải là mua nội thất đắt giá cho căn hộ phải không nào?


 

Bài viết mới cập nhật

Kết nối