Trang chủ > Phát triển cá nhân > Sức Mạnh Của Lời Nói: Nếu Là Sếp Đừng Dại Gì Giao Việc Cho Nhân Viên Qua Email

Sức Mạnh Của Lời Nói: Nếu Là Sếp Đừng Dại Gì Giao Việc Cho Nhân Viên Qua Email

By: M4L-Admin    2020-02-15 10:22:00


Sức Mạnh Của Lời Nói: Nếu Là Sếp Đừng Dại Gì Giao Việc Cho Nhân Viên Qua Email

Bạn có biết giao tiếp qua điện thoại đã giúp giảm đến 5% chi phí liên lạc kinh doanh trong giao dịch vào năm 2015?

Một email sẽ đòi hỏi một email trả lời, rồi trao đi đổi lại… Nhưng một giao dịch hoặc thông tin qua điện thoại thường không cần đến nhiều thời gian và lời lẽ đến thế

Email có thể tạo nên tính chuyên nghiệp, như mọi phương tiện văn bản khác, nhưng cũng có thể dần dẫn đến sự vô cảm. Vì các phương tiện thông qua "chữ" đều khiến người ta vô cảm trong mối quan hệ, đây là một hiện tượng tâm lí rất nổi bật chốn văn phòng

Hãy ghi nhớ nhé:

Mọi con chữ đều dần khiến mối quan hệ thành vô cảm và nhàm chán

Cho nên đừng viết thư cho người yêu nhiều quá!

Do đó sự thân ái qua email thường chỉ là ban đầu và phải tận dụng mọi thế mạnh để ngay ban đầu qua email bạn đã có cảm tình của người nhận, dù đó là sự tôn trọng hay thân ái. Trái lại, các cuộc gọi điện thoại kết nối con người với nhau bằng giọng nói, và cho đến khi nào đặc-tính-quan-hệ-công-sở vẫn còn đó, thì điện thoại vẫn là một phương tiện đầy "quyền uy"

Nói đơn giản là: cuộc gọi của sếp có sức nặng hơn email của sếp (nếu bạn là sếp, thì gọi điện cho nhân viên để giao việc vẫn tốt hơn là viết email)

Và cũng đừng quên rằng, nếu không có sự kết nối qua giọng nói bất kì mối quan hệ nào cũng sẽ dần thui chột. Vì thế, Đã đến lúc bạn nhấc điện thoại lên, gọi tên thế giới

-----------------------

Trích sách: BẬC THẦY GIAO TIẾP, NHIẾP PHỤC CÔNG SỞ - Tác giả MEGARA

Bài viết mới cập nhật

Kết nối