Trang chủ > Quản trị - Kinh doanh > Cách chiến thắng NGŨ HIỂM trong BINH PHÁP TÔN TỬ

Cách chiến thắng NGŨ HIỂM trong BINH PHÁP TÔN TỬ

By: M4L-Admin    2020-03-07 16:07:00


Cách chiến thắng NGŨ HIỂM trong BINH PHÁP TÔN TỬ

Cách chiến thắng NGŨ HIỂM trong BINH PHÁP TÔN TỬ
Vì sao TƯ MÃ Ý biết chắc sẽ THẮNG được KHỔNG MINH
Làm CHỦ, làm TƯỚNG, cầm QUÂN, KINH DOANH phải biết

....

Tôn Tử nói về 5 điều nguy hiểm của làm tướng (Ngũ hiểm) thế này:

• Liều chết khinh suất có thể bị giết

• Tham sống sợ chết có thể bị bắt

• Nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu

• Liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã

• Thương dân có thể lo buồn bất an

Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó lường cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà ra, không thể không suy xét kỹ

Ở trong một doanh nghiệp, em cũng phải đối đầu với Ngũ Hiểm:

1. Cái “HIỂM” thứ nhất, TƯỚNG MÀ LIỀU LĨNH THÌ DỄ BỊ GIẾT, nó giống như người đầu tư vào mạo hiểm thì dễ mất sạch

2. Cái “HIỂM” thứ hai, TƯỚNG MÀ THAM SỐNG THÌ DỄ BỊ BẮT, tức là ông chủ tham cái lợi cho mình quá, lúc nào cũng tính cái nước cuối cùng cho mình trước, thì doanh lụi tàn dần

3. Cái “HIỂM” thứ ba, TƯỚNG MÀ NÓNG NẢY THÌ DỄ MẮC MƯU, tức là người chủ doanh nghiệp mà sốt ruột, lúc nào cũng căng thẳng, lúc nào cũng cảm thấy nhân viên của mình không ổn, lúc nào cũng cần thúc đẩy, thì rất dễ dính vào những kế khích bác và mắc mưu của những người bên dưới. Thói này người phương Đông hay mắc đây

4. Cái “HIỂM” thứ tư, TỰ TRỌNG QUÁ THÌ SỢ BỊ NHỤC, sợ bị nhục cũng dễ mắc mưu. Nhất là các sếp, các trưởng bộ phận của các công ty thường là CHUYÊN GIA trong LĨNH VỰC của mình, cho mình là giỏi nhất, sợ làm gì nhục đến danh tiếng của mình, thì càng dễ bị đánh bại

5. Cái “HIỂM” cuối cùng, NGƯỜI NÀO THƯƠNG DÂN THÌ HAY ÂU LO VÀ TÀN TẠ, loại này luôn luôn tồn tại. Trong một nhóm lãnh đạo, hoặc trong các công ty luôn có loại người lo lắng cho công ty, người ta suy nghĩ nhiều, lo cho anh em, thể nào cũng dần dần đổ bệnh, người mệt mỏi, đau nhức thường xuyên, luôn có đúng không?

Ngũ Hiểm này ở trong thương trường cũng dễ gặp, mà trong nội bộ công ty cũng dễ gặp. 5 hiểm tướng này, chết là CHẾT TƯỚNG, và chết tướng là CHẾT CẢ. Đây gọi là CẦM TẶC CẦM VƯƠNG (Đánh giặc đánh kẻ cầm đầu) trong 36 kế Tôn Tử đấy, nhằm vào 5 điều hiểm yếu này, thì rất là hại

Xưa kia TƯ MÃ Ý đối đầu với KHỔNG MINH, từng bảo rằng, Khổng Minh lo cho dân, mà lại đi đánh xa thế này, biết trong nước lương thảo phải cạn kiệt, biết quân linh mạng vong không tránh khỏi, tất sẽ lao tâm tổn tứ, sớm ngày mà kiệt sức mắc bệnh, sớm đoán rằng KHỔNG MINH sẽ không thọ nổi

Chính là dựa trên điều HIỂM thứ 5 của KẺ CẦM QUÂN mà đoán ra kết cục ấy!
.
Nếu tinh ý một chút, em sẽ thấy NGƯỢC LẠI với Ngũ Hiểm này là các CƠ HỘI KINH DOANH. Người phải đối xử với cơ hội kinh doanh, họ cũng phải trải qua 5 trạng thái này:

1. GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN, ai cũng phải đối mặt với việc đối với cơ hội kinh doanh CÓ NÊN LIỀU LĨNH KHÔNG, liều lĩnh có thể mất sạch. Cho nên kinh doanh kiểu mới không nên liều lĩnh. Có hai thứ không nên liều lĩnh: Một là ĐẦU TƯ LỚN không nên liều lĩnh, thứ hai là MẠO HIỂM QUÁ thì không nên liều lĩnh

2. GIAI ĐOẠN THỨ HAI là khi bắt đầu tồn tại được rồi, sợ thất bại quá thì người kinh doanh dễ bị mắc, thế thì nếu như thấy cơ hội mà không chấp vào thì nó cũng dở, thấy có cơ hội làm ăn mà không làm ăn thì đấy không phải làm ăn. Cho nên, thấy cơ hội thì buộc phải lao vào, phải đầu tư thì buộc phải đầu tư, cần chi thì buộc phải chi. Cái Hiểm này bảo chúng ta CẦN SỰ QUYẾT LIỆT TRONG LÀM ĂN

Nhưng bây giờ nên chi cái gì trong thời buổi rất là khó khăn, nhộm nhoạm thế này? Chi cái gì cũng phải AN TOÀN, TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ! Nhập một hàng, phải đảm bảo hàng đấy chất lượng. Đúng không?

3. GIAI ĐOẠN THỨ BA là khi việc kinh doanh gặp nhiều vấn đề, ông chủ nóng nảy muốn ra số ra lời quá thì dễ tính nhầm mà bại. Giống như khi nhập 1 hàng mà cứ sốt ruột, kiểu ngày mai phải bán được ngay, không được thì chửi ầm lên, thì chúng ta đang tự mắc mưu mình, phá hỏng chuyện kinh doanh. Cho nên khi kinh doanh người ta phải chia ra làm các chu kì, đấy là cách rất khôn ngoan

4. GIAI ĐOẠN THỨ TƯ, khi doanh nghiệp dần ổn định và có người tài thì ông chủ thường mâu thuẫn với các chuyên gia, thì chúng ta phải rất cẩn thận, vận động đội nhóm cũng phải rất chú ý. Phải đối xử sao cho đúng, để thuyết phục được các chuyên gia ở trong công ty có được nội lực cần thiết

5. Thứ 5, đến lúc làm được chút ít rồi lại mang tiếng là ăn nên làm ra mà không chia cho anh em, không bao bọc người này người nọ, người kinh doanh dần bỏ người tài mà dùng người thân, cuối cùng lại ngã ra cả

.

Thời hiện đại kinh doanh rất rủi ro, cho nên nói như một tác giả trong một cuốn kinh điển về khởi nghiệp (startup) nọ: Trong sự thành công của công ty, người hưởng nhiều nhất là người chấp nhận nhiều rủi ro nhất, người lao đầu về phía trước, và họ gọi loại người này là Founder – người sáng lập

Hãy nghĩ đến điều này, trong một startup cho chính cá nhân mình, ai cũng là người sáng lập của mình, làm sao để TỐI THIỂU HÓA RỦI RO, nhưng lại đủ bản lĩnh, tài năng để CHỚP THỜI CƠ, ĐÁNH TRẬN THẮNG, KINH DOANH ĐƯỢC và nhẫn nại CHỊU QUA RẤT NHIỀU NHỮNG KHỔ ẢI trong chuyện kinh doanh? Lúc đấy cần một bản lĩnh thật là tốt!

Bài viết mới cập nhật

Kết nối