Một trong những chiến lược quen thuộc mà giới chủ dùng trong lịch sử là "thưởng, phạt". Bởi chính cái ý nghĩa của nó, "thưởng, phạt" bao giờ cũng dùng đến hình thức phô trương
Tôi biết có nhiều sếp thưởng kín, cho rằng như vậy vừa động viên vừa không gây chia rẽ nội bộ. Đó đơn thuần là một ý tưởng nhầm lẫn, mục đích của chiến lược thưởng phạt không chỉ là động viên, mà còn khiến người làm thuê bị gắn chặt và dồn tâm huyết, sự sống vào công ty
Nếu bạn ghen đau ghen điếng và đố kị bực bội với đồng nghiệp, thì bạn nghĩ xem, từ nay đời bạn là ở đâu. Trái tim Khối óc của bạn từ nay là để ở đâu?
Bạn có thể nhận ra hoặc không, nhưng chỉ còn một cách để ngăn bạn hãm hại đồng nghiệp, còn thì cái cảm xúc của bạn sẽ thôi thúc bạn ngày càng bất chấp để khẳng định bản thân và mang lại thành quả cho công ty
Người tốt hơn sẽ tìm mọi cách nâng cao để giành được vị thế, để tránh phạt, được tưởng thưởng. Và tất cả đều chính do sự phô trương của thưởng phạt. Trong một văn phòng kín, hiệu ứng thưởng-phạt đạt đến hiệu suất gần như tối đa
Bạn định nói rằng trong chỗ bạn làm không như vậy? Thương thay, con người giả dối
Vì tự thân cái tính cách phô trương đó, mà trong lịch sử, thưởng ai phạt ai đều rầm rộ, đều khiến mọi người mò đến mà xem, rỉ tai nhau không ngớt
Thời hiện đại, dù có thưởng kín, phạt kín, thông tin về thưởng phạt vẫn lan tràn cả công sở, công ty, cơ quan của bạn. Ai bị phạt, bị kỉ luật, bị kiểm điểm, hoặc chỉ bị cảnh cáo, ai được thưởng, bao nhiêu tiền, thăng tiến không… Chẳng nhẽ bạn không biết?
Nếu bạn không biết, thì chỉ có thể trách bạn là người hời hợt không biết nắm thông tin đấy thôi. Vả nữa, chính sự không nắm thông tin này sẽ cô lập và phân loại những nhân viên không hòa nhập với tập thể công ty
Bạn biết tại sao không? Trong mỗi thông tin có hàm chứa thái độ, cảm xúc, chính khi nói chuyện thì các thái độ cảm xúc này bộc lộ ra cả kín đáo và phô trương, từ đó các nhân viên trong công ty nhận diện đâu là thân đâu là sơ, đâu là một nhóm đâu là thành viên bên ngoài. Bạn nhận ra rồi chứ, cái hoạt động phân loại này đặc biệt diễn ra mạnh trong văn phòng kín
Do đó, chiến lược thưởng phạt là một cạm bẫy kép. Nếu bạn không rơi vào nó, bạn rơi vào hoạt động phân loại nội bộ một cách tự phát ngay giữa các nhân viên
Nếu muốn thoát ra khỏi nó, có một cách chúng ta chiến đấu với chính món
tiền đó:
1. Mỗi khi có món lợi, tôi dùng hết sức để từ chối hoặc muốn góp nó vào quỹ chung. Nhưng đừng
phô trương sự từ chối ấy, hãy âm thầm thưa với sếp của bạn. Bạn sẽ bực bội nói rằng tưởng thưởng cho công lao, trừng phạt khi mắc lỗi, đó là công bằng
Tôi chỉ muốn tự do thôi. Tôi không muốn mình thành đối tượng hoặc nạn nhân của thưởng phạt.
Nếu bạn dám trả lại, và trả lại âm thầm, bạn sẽ bỏ đi được rất nhiều mong cầu, tham đòi trong mình ở nơi văn phòng
2. Nếu không thể từ chối vì còn những người khác cũng nhận cùng đợt với bạn, hãy chắc chắn là bạn tiêu số tiền đó cho một ai khác không phải là mình. Mua quà cho người thân, mời đồng nghiệp đi ăn… Gì cũng được, nhưng đừng tiêu cho mình
3. Mỗi khi thấy ai đó được thưởng, bạn sẽ đố kị, không vui một chút (một chút thôi cũng là có). Hãy dẹp ngay tâm tưởng đó. Ban đầu hơi khó, dẹp mãi sẽ quen. Nếu bạn thấy ai đó không xứng đáng được thưởng hoặc không đáng bị phạt, hãy dẹp ngay cái ý nghĩ đó. Đó là chuyện của họ, ta chẳng mừng nhưng đừng chê bai. Đừng bao giờ thốt một lời chê bai như thế
Trích sách: Hôm Ấy Cùng Nhìn Qua Ô Cửa Sổ Văn Phòng Chúng Ta Đã Mỉm Cười (http://bit.ly/2P4DeIt)
Tác giả: Hạo Thái