Trang chủ > Quản trị - Kinh doanh > Ghét sếp, chán công ty chỉ muốn bỏ việc. Nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng bạn hãy thực hiện 5 điều này đi nhé!

Ghét sếp, chán công ty chỉ muốn bỏ việc. Nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng bạn hãy thực hiện 5 điều này đi nhé!

By: M4L-Admin    2019-12-21 18:43:46


Ghét sếp, chán công ty chỉ muốn bỏ việc. Nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng bạn hãy thực hiện 5 điều này đi nhé!

Ghét sếp, chán công ty chỉ muốn bỏ việc. Nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng bạn hãy thực hiện 5 điều này đi nhé!

Khi cấp trên của bạn có những biểu hiện giống như con người Độc tố, chẳng hạn mắng mỏ, hạ thấp và gây cho bạn cảm giác kém cỏi khi làm việc, hoặc những biểu hiện khác như thiên vị, không bao giờ lắng nghe nhân viên,… Hãy thử một vài cách trước khi tính đến phương án cuối cùng là ra đi


1. Luôn quan sát và hỏi kĩ cho đến lúc bạn nắm được yêu cầu của công việc được giao

Kĩ năng giao tiếp từ người sếp Độc tố có thể rất kì quặc, họ đưa ra những yêu cầu công việc khó hiểu và tỏ ra luôn bận rộn, không bao giờ dành thời gian để trả lời những thắc mắc của bạn. Vậy hãy cố gắng quan sát kĩ công việc trước, chủ động nói chuyện với những người mà bạn biết rằng có thể học hỏi kinh nghiệm

Sau đó hãy chủ động hỏi sếp của bạn, nếu họ tỏ ra bận rộn cũng đừng nản lòng, hãy kiên nhẫn đề nghị họ lên lịch cho một buổi họp riêng khoảng 30 phút với bạn, và chuẩn bị tất cả những câu hỏi bạn cần làm rõ để hoàn thành công việc và đưa ra trong buổi họp


2. Trong khi nêu ý kiến, trao đổi với sếp độc tố, bạn không bao giờ nên tỏ ra gay gắt

Bạn có thể nói rõ những suy nghĩ của mình về cách làm việc của họ trong cuộc họp một-đối-một, nhưng nhớ rằng luôn giữ thái độ chừng mực và tôn trọng họ - đúng như quan hệ giữa sếp và nhân viên. Giữ cho những lời góp ý súc tích, đi thẳng vào trọng tâm và không xen vào cảm xúc cá nhân khi nói

Nếu bạn không kiểm soát được và để mình quá xúc động, có thể dẫn đến những kể lể lê thê và chuyển hướng từ công việc sang công kích cá nhân (thậm chí dẫn đến những lời xúc phạm), gây ra không khí nặng nề cho cả hai bên

Nếu bạn để cho vị sếp Độc tố nắm được gót chân Asin – là tính cách nóng nảy, bồng bột hay dễ xúc động của bạn, họ sẽ có cách thực sự khiến bạn điêu đứng            

 

3. Luôn ghi chú cẩn thận sau các cuộc họp hoặc những lần được giao việc để không bỏ sót bất cứ deadline hay chi tiết nào

                                    

 Nếu vị sếp Độc tố của bạn quen soi mói và khiển trách từng lỗi nhỏ, thì cách làm này tuy không giải quyết được triệt để nhưng có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ bị họ "bắt lỗi", cũng giúp bạn kiểm soát được các thông tin cần thiết

Xem chừng lúc nào bạn cũng phải căng lên như dây đàn, nhưng đó là một loại kỉ luật bạn cần thực hiện với chính bản thân mình, trước khi người khác áp đặt kỉ luật lên bạn – chỉ kiên nhẫn và để ý một chút là được                                               
                         

4. Hơn bao giờ hết, là nhân viên của một vị sếp độc tố, bạn cần nhìn nhận đúng về bản thân mình

Thường xuyên theo dõi kế hoạch sự nghiệp, biết đâu là điểm mạnh của mình, biết những thành tựu trong công việc của mình là gì và những giá trị thuộc về cá nhân của mình. Nắm rõ được những điều này, bạn sẽ giữ tinh thần vững mạnh, đi vào trọng tâm mối liên kết giữa mình và công việc, đẩy lùi được nỗi bất an, sợ hãi, lo lắng thường trực về việc bị đe dọa sa thải hay điều chỉnh mức lương,...

Học cách ứng xử với vị sếp Độc tố cũng là bạn đang học hỏi thêm một kĩ năng để điều hòa mối quan hệ trong công sở - điều này giúp bạn ngày càng hoàn thiện hơn

5. Giải pháp cuối cùng: bạn có thể xin chuyển sang bộ phận khác hoặc tìm một chỗ làm khác

Bạn nên nhớ, trọng điểm vấn đề nằm ở bạn, quyết định cuối cùng cũng thuộc về bạn. Bạn làm việc vì muốn phát triển sự nghiệp của bản thân và cống hiến cho công việc, vậy đừng để mình sa lầy vì một mối quan hệ nào đó

Cuối cùng, hãy nhớ rằng công việc chính là phương thức giúp bạn hoàn thiện mình chứ nó không phải là nơi để bạn dựa dẫm, buồn vui đau khổ vì nó. Người đáng trân trọng và tự hào nhất là chính bạn khi thực hiện được các giá trị mình đang theo đuổi. Nhớ nhé!

 

Nguồn: Corvi - cộng đồng Trí tuệ Kinh doanh

Bài viết mới cập nhật

Kết nối