Viết content mà viết được viral thì thôi, đ**** phải nói luôn. Thằng nào viết được content viral thì đâu cũng săn đón. Mà thằng nào đã có tư duy viral thì ở đ**** đâu chúng nó cũng tự làm giàu được, đ**** cần phải làm tôi tớ cho thằng đ**** nào hết
Tư duy viral từ trước đến nay mà anh em vẫn biết là những chuyện shock. Bọn nào giỏi khai thác những chuyện gây shock, tưởng thế hóa không phải thế, tưởng tốt hóa đ**** phải tốt. Những chuyện ngược đạo đức, những chuyện loạn luân, cướp của xã hội, những chuyện gây bất ngờ rồi những chuyện sex, những chuyện liên quan đến tình dục, hở hang, lộ clip đủ các thứ… viral ác liệt luôn. Và những chuyện bạo lực như kiểu đánh đấm, giết người, đâm xe… ở đâu, những mẹo kiếm tiền rất tởm là chủ đề gây viral lắm rồi. Và thằng nào giỏi kể chuyện, thằng nào giỏi chụp ảnh, thằng nào giỏi gây sự những chủ đề liên quan đấy thì đều là tư tưởng viral rất quen thuộc trong giới viết content, trong cộng đồng mạng, trong những diễn đàn như Hóng Biến, Không Sợ Chó … đúng không?
Mấy thằng đấy đ**** đi xa được! Nếu chỉ nghĩ đến chuyện đấy thôi đ**** đi xa được! Vì nó đ**** hiểu được bản chất, cách thức mà phương Đông tạo nên những content, những nội dung, những thông điệp, những câu chuyện dễ truyền bá
Và ngay ở đây, chúng ta nhìn thấy một điều: Tư Tưởng Viral đ**** bao giờ sánh được bằng Tư Tưởng Truyền Bá
Tư Tưởng Viral là gì? Cái gì dễ để đám đông lan truyền cho nhau, cái gì dễ để like, share, comment
Còn Tư Tưởng Truyền Bá của phương Đông kinh hơn nhiều. Tư Tưởng Truyền Bá Của phương Đông là gì? Tạo ra một thông điệp, tạo ra một câu chuyện, tạo ra một nội dung mà nó lay động, nó thay đổi, nó đánh vào nhận thức, niềm tin, hành động, thậm chí tạo thành một khuôn mẫu, tư tưởng, một thế giới quan, triết lí cho những người đọc câu chuyện đấy
Tất nhiên là có tiêu chí của nó cả. Mà tiêu chí này đ**** bịa ra được đâu, nó đến từ truyền thống truyền bá của phương Đông, của văn hóa Việt Nam
Và ở đây có 2 từ mà anh em phải để ý: TRUYỀN – BÁ
Bá chỉ độ rộng, độ phủ của thông điệp đấy
Truyền chỉ độ lay động, độ truyền đi, độ chia sẻ, độ ngấm của thông điệp
Một đằng là bề rộng – Bá, một đằng là bề sâu – Truyền
Truyền – dắt díu từ người này sang người khác, trong khi Bá – phủ hẳn m** lên cộng đồng
Một thông điệp chỉ cần dễ truyền thông, chính là thông điệp bây giờ mấy kiểu dạng viral chỉ đạt đến độ truyền thông, chứ còn thông điệp đúng kiểu phương Đông, nó phải đạt đến độ Bá, độ phủ cơ
||| BÁ - ĐỘ RỘNG
Nói mãi, nhưng đ**** ông nào tra từ Bá trong tiếng Hán, đ**** ông nào biết từ Bá có nghĩa là gì. Nếu đã đọc thì biết ngay chuyện có độ Bá liên quan đến 6 tiêu chí – 6 mức
:::::: Chuyện từng được TUYÊN DƯƠNG hoặc BỊ PHÊ PHÁN
Ví dụ, thấy ai đấy đợt này được ca ngợi lắm, thấy xã hội đang lên án chuyện này chuyện kia
M**, viết thế là biết có mùi viral, mùi rộng, mùi bàn đến chuyện ghê rồi
:::::: Từng được nói đến RỘNG RÃI
Chuyện được tuyên dương hoặc bị phê phán còn phải thỏa mãn tiêu chí được nói đến rộng rãi. Những chuyện mà cả xã hội đang xôn xao như anh Cao Toàn với chị Hồ phương, hay Ngọc Trinh - Hoàng Kiều, hoặc những chuyện Trâm Anh linh tinh
Anh em có để ý không? Chuyện Trâm Anh - có những bài viết anh em thấy ở đâu cũng đăng chia sẻ lại, phê phán chuyện sex của em ý liệu đáng nói đến thế nào…
M**, cả xã hội nói đến thì ghê rồi – rộng rãi đấy - nhưng chưa đủ đâu
:::::: Không ai ĐỂ Ý KỸ TIỂU TIẾT, chỉ nắm được cái bề ngoài
Chuyện tuy được nói rộng rãi như thế, nhưng đ**** ai biết đến tiểu tiết của nó là gì, những chuyện chi li ấy là gì. Thực ra, chuyện ấy ai cũng biết thế nhưng không ai biết đến cái chi li là gì
Người ta chỉ mở đầu của những đoạn để nói lại chuyện chi li đấy, tưởng là ai cũng đọc tin, ai cũng chỉ đọc tin thấy thế thôi chứ còn tìm hiểu kĩ hóa ra còn chuyện này, còn chuyện kia nó ăn vào đầu người ta ghê lắm, nó phổ rộng lắm
:::::: Liên quan đến NIỀM TIN Ở TRONG LÒNG ĐÁM ĐÔNG
Độ phủ rộng liên quan đến niềm tin, tức là chuyện xảy ra trong xã hội, thì xã hội phải vốn có niềm tin vào điều đấy, chuyện đấy. Có thể tin đó là cái xấu, có thể tin đó là cái tốt thì mới ghê
Chẳng hạn những chuyện xảy ra giữa anh Cao Toàn và chị Hồ Phương, hay giữa Hoàng Kiều – Ngọc Trinh, hoặc những chuyện vừa nói ở bên trên, người ta thường có một phán xét đạo đức, có một niềm tin rằng chuyện này là tốt hay xấu, thì mọi người thường bắt đầu phân tích chuyện này thế này:
Ai cũng tưởng là…, ai cũng tưởng là…
Nó liên quan đến niềm tin mà! Mở đầu bằng thông điệp ‘’Ai cũng tưởng là…’’ cho biết chúng ta sắp đưa ra một chuyện ghê gớm rồi
:::::: Liên quan đến CẢM XÚC CỦA ĐÁM ĐÔNG
Tiêu chí thứ năm, mức thứ năm của độ BÁ này nó liên quan đến cảm xúc, tức là mọi chuyện nó phải lay động, động đến trái tim, kiểu chỉ những đương sự, chỉ những người tham gia mới biết cái giá đau đớn thực sự là thế
Ví dụ nói chuyện liên quan đến niềm tin:
“Ai cũng biết, thôi thì anh Cao Toàn anh ấy sai rồi… Thôi thì Hoàng Kiều tỉ phú rồi… Chuyện đại gia chia tay với chân dài là chuyện ai cũng biết rồi, chúng nó đến với nhau cũng chỉ vì thế thôi, thế nhưng….”
Chuyện đằng sau “thế nhưng...” mới lay động cảm xúc:
“Hóa ra Hoàng Kiều đã thức trắng 9 đêm. Hóa ra Ngọc Trinh đã không ngừng rơi nước mắt kể từ ngày trở về nước. Hóa ra trong người phụ nữ đẹp vẫn còn bao chuyện đau nhói lòng…’’
Chuyện “hóa ra” này phải động đến đến cảm xúc - tìm hiểu sâu mới biết đương sự, những người liên quan mang những tâm tình, tâm tư nào. Đấy, chỗ này động đến thì độ phủ xã hội của nó ác liệt luôn
:::::: Dễ DAO ĐỘNG niềm tin và LAY ĐỘNG cảm xúc
Chuyện mà chúng ta chuẩn bị bàn đến, đập đến thì nó khủng khiếp luôn. Đấy là chuyện mà đám đông tuy có niềm tin nhưng lại dễ bị dao động, hoặc đám đông tuy có cảm xúc nhưng lại dễ bị lay động, dễ chuyển hướng sang niềm tin khác hoặc cảm xúc khác
Dao động niềm tin và lay động cảm xúc. Cấu trúc của cái này thường là các loại thông tin: Cứ tưởng tốt đấy hóa ra không tốt chút nào
Ví dụ chuyện anh Vũ với chị Thảo, thì kiểu người ta có thể nói: Ồ, tưởng thế là tốt cho Trung Nguyên, hóa ra không tốt cho Trung Nguyên tí nào. Và bây giờ có thằng phân tích được cái điểm ‘’Hóa ra không tốt cho Trung Nguyên tí nào’’ thì m** share ác liệt luôn. Hoặc nó nói chuyện: “Ừ tưởng là trong chuyện này (lay động cảm xúc mà!), chị Thảo là người quá đáng , hóa ra không quá đáng tí nào. Điều đáng buồn là…, điều nhói tim là…, điều khiến cho người ta thấy nhức nhối nhất là… “
Nếu nói được những chuyện này thì độ của nó phủ khủng khiếp luôn
Anh em đã thấy tại sao những chuyện chúng ta nêu ra ở đây lại có độ BÁ của nó rồi chứ?
Những chuyện như thế này nhiều lắm
Cách đây hơn một năm, có con bé bị thằng gọi là anh rể đánh cho một trận. M** tìm hiểu kĩ thông tin thì chưa chắc đâu các con giời ạ. Tìm hiểu kĩ thông tin mới thấy con bé này quái ác phết và cũng rất nhiều người đụng đến chuyện này, chuyện này viral ác liệt luôn đúng không? Tức là độ BÁ, độ phủ của nó khủng khiếp luôn. Nó làm cả xã hội lồng lộn lên
M**, thằng nào đụng đến độ rộng đấy, thực ra đã đụng đến tiêu chí viral của content hiện đại đấy. Nhưng như thế không đủ đâu! Vì Rộng mà chưa Sâu, nghe xong, người ta vẫn quên m** nó mất. Phải có độ Sâu nó mới khiếp
||| TRUYỀN – ĐỘ SÂU
Một sự kiện đạt đến độ viral theo kiểu chuẩn phương Đông, nó phải có khả năng truyền đi, truyền giữa người với người. Ngồi quán nước nói với nhau mà hai thằng cùng chém, m** không thằng nào dứt thằng nào. Hoặc ngồi cả đám với nhau đang nói chuyện vui, nhắc đến chuyện đấy 5 người 10 ý
Để có được độ Truyền như thế, thì truyền ở đây vừa là truyền thông tin kiểu share, vừa là truyền thông tin theo kiểu truyền miệng, và vừa truyền đi theo kiểu độ truyền thứ ba – lưu truyền - mới kinh khủng: Chuyện qua rồi người ta vẫn nói tiếp
Độ Bá kia là độ viral - lúc đấy ai cũng nói đến. Nhưng độ Truyền này là gì? Chuyện qua rồi, người ta không chỉ bàn luận ở quán nước mà vẫn còn nói đến tiếp ở chỗ khác. Nếu chuyện chỉ có độ BÁ, thì hơn một tuần sau quên m** mất, đ** hiểu sao
Độ BÁ như chuyện anh ấu dâm gì đó…, thôi thì thời gian trôi qua nó cũng thôi, hơn một tuần, hai tuần đám đông quên m** mất. Nhưng nếu đạt đến độ TRUYỀN của phương Đông thì khủng khiếp luôn
Nếu làm về thương hiệu nó phải có độ Truyền. Nếu chỉ để truyền đạt một thương hiệu, một sản phẩm ban đầu nó chỉ BÁ thôi, thì nó đến với nhiều người đấy, nhưng cơ hội chuyển đổi từ Biết đến Tin – Mua hàng thì còn xa lắm. Thế nhưng, nếu đạt đến độ Truyền này thì Tốc độ chuyển đổi và Tỉ lệ chuyển đổi mới cao
Bây giờ nói cụ thể nhé
TRUYỀN cũng có 6 tiêu chí, mà đạt đến 6 tiêu chí này nó ngang m** một cấu trúc câu chuyện chúng ta truyền rồi. Và kể cả khi không có đủ độ Bá, nếu content đủ độ Truyền, nó cũng rất kinh khủng
6 tiêu chí của Độ Truyền thế này
:::::: CHUYỆN ĐÃ XẢY RA
Đừng có làm một tiêu chí Truyền theo kiểu: Chuyện có thể xảy ra, lẽ ra đã có thể… Không phải thế. Nó phải là một chuyện xảy ra rồi. Và khi người ta nhắc đến chuyện đã xảy ra rồi, thì người ta mới bắt đầu kể lại mọi chuyện. Chẳng hạn cách đây một năm từng có chuyện... Nó kể tóm tắt lại như thể chuyện này là dễ Truyền. Một năm sau vẫn nhắc lại được thì nó dễ để nhắc nhớ người ta để người ta nói
:::::: DIỄN ĐẠT LẠI, LÝ GIẢI LẠI
Câu chuyện Truyền này phải được diễn giải lại, lý giải lại
Chẳng hạn, cách đây một năm có chuyện một thằng ất ơ đâm phải một bà đi đường mà ai cũng chửi thằng ất ơ là thằng ch** má, m** người ta đang đi đường đâm ghê thế?
Nhưng diễn giải lại là gì?
Hóa ra thằng này nó đi đúng đường, còn bà kia đi ngược đường. Bà kia thì phụ nữ yếu đuối đấy, thằng này thì thằng lấc cấc. Nhưng thằng này thì đúng, bà kia thì sai
Tức là gì? Khả năng diễn giải lại là phải có khả năng giải thích được các tình tiết xảy ra trong câu chuyện theo một hướng khác với ý kiến thông thường. Và nó đ**** khác với ý kiến thông thường thì đ**** có giá trị gì cả. Mức thứ hai này quan trọng lắm
:::::: DẠY BẢO NGƯỜI ĐỌC
Mức thứ ba này bắt đầu kinh rồi, nhân những ý kiến được lý giải lại kia, từ đấy có khả năng dạy bảo người đọc một tri thức nào đó cho vấn đề liên quan
Trong ví dụ thằng ất ơ kia đi ngược đâm phải người phụ nữ, thì mình phải nói được tiêu chí gì? Đấy là tiêu chí mà nó đi ngược đường nó đâm phải. Tức là tiêu chí về một tri thức giao thông. Biết thế nào là đường thuận, đường nghịch, đi trái, đi phải, đi nhanh đi chậm, đi thế nào đấy, đúng không? Phải dạy lại nó về kiến thức giao thông. Và một khi chúng ta đã đến bước này, chúng ta truyền một tri thức liên quan đến vấn đề đấy, lật ngược cách hiểu thông thường, thì đám đông bị thuyết phục kinh khủng. Và nó lưu ấn tượng trong những người đọc ác liệt luôn
:::::: DẪN ĐẾN MỘT TRIẾT LÝ SỐNG
Tiêu chí thứ tư này mà đạt đến được nữa thì khủng khiếp luôn. Đấy là những cái tri thức vừa truyền bá xong, nó dẫn đến ra các triết lý sống. Tức là nói cho người đọc một quan điểm sống, một triết lý sống liên quan đến vấn đề
Ví dụ bây giờ nói cho những thằng đọc là:
Đấy, cho nên ở đời, đừng vội thấy người ta ác, bề ngoài trông ác bảo nó ác thật. Đừng vội thấy nạn nhân trông có vẻ la lối hiền lành thì mình cho là người ta đúng là nạn nhân thật. Nạn nhân chưa chắc là nạn nhân đâu. Kẻ thủ phạm chưa chắc là thủ phạm đâu. Ở đời hôm nay thế này, ngày mai thế khác….
Dạy được người ta một triết lý sống ở đời - m** thở than những cái đấy, cái này nó lưu trong người đọc ác liệt luôn. Và người ta cực muốn đem những cái này đi truyền nhau. Dã man lắm!
Đấy, đến mức thứ tư đã giỏi lắm rồi để có thể Truyền, để có thể tạo ra một thông điệp, một câu chuyện để truyền đã ác liệt rồi
:::::: HƯỚNG TỚI HÀNH ĐỘNG
Mức thứ năm này ghê này. Mức thứ năm là có thể từ những thông tin đấy, từ triết lý sống đấy mà kêu gọi người ta đặt mình vào vị thế nhân vật trong câu chuyện thì tự nhiên người ta phải có những hành xử khác với những hành xử xảy ra trong thực tế, hoặc phải chịu trách nhiệm với chuyện này xảy ra trong thực tế thế nào đấy
Kêu gọi thế đ**** nào bây giờ?
Hỏi xem người ta có dám đối mặt với vấn đề không, đặt mình là người tham gia sự việc đấy, đặt mình là nạn nhân của sự việc đấy, nạn nhân của sự hiểu lầm, đặt mình là nạn nhân hoặc thủ phạm gây ra chuyện đấy, thì người ta sẽ nghĩ gì, người ta sẽ làm gì
Làm khoảng 3-4 câu hỏi chất vấn liên tục:
- Nếu anh/chị cũng bị hiểu lầm thế thì sao?
- Nếu gia đình anh/chị cũng bị xâm phạm thế thì sao?
- Nếu như anh/chị cũng gặp những chuyện kinh khủng như thế thì sao?
- Nếu như anh/chị cũng bị xã hội lên án cho dù anh/chị đ**** có tội thì sao?
- Nếu như anh/chị cũng bị ném c** vào nhà dù anh chị đ**** gây ra chuyện gì thì sao?
Những câu hỏi đay nghiến kinh khủng, và người ta hành động, cái hành động bình thường, bọn Tây ấy, chỉ thích nói đến hành động là hành động bên ngoài, theo kiểu bố mày kêu gọi mày, hôm sau vác chảo chạy xung quanh hồ gươm, chuyện đấy nó đ**** ăn thua
M**, vác chảo chạy nghìn vòng xong quên m*** luôn. Nhưng chuyện đang cần nói ở đây là gì? Là hành động ở trong tâm tưởng - tự giả định mình hành động trong tâm tưởng. Thứ này lưu truyền ác liệt lắm
Nói thế này cho anh em hiểu nguyên tắc tâm lý, thằng đi tìm gái ngành để nó thỏa mãn thân xác ấy, thì nó không bị chi phối nhiều bằng thằng cứ ngồi tưởng tượng ra chuyện đấy. Thằng tưởng tượng ra chuyện đấy mới bị ngấm ghê, đúng không?
:::::: XÂY DỰNG MỘT NIỀM TIN MỚI
Nhân tố cuối cùng, đạt đến đây thì độ Truyền kinh khủng nhất: Nó có khả năng xây dựng một niềm tin mới trong người ta. Niềm tin này tạo ra từ sự tưởng tượng: Nếu đặt mình vào địa vị của những người trong câu chuyện thì phải hướng đến một niềm tin mới là gì
Tức là trong tưởng tượng mày đã nghĩ thế, mày đã thấy thế chưa, nếu mày là thủ phạm, nếu mày là nạn nhân, thì vấn đề này khác hẳn luôn. Mày sẽ phải nghĩ về cuộc đời khác, mày sẽ phải hiểu cuộc đời khác
Thì bây giờ là gì?
Đưa cho người ta một niềm tin mới, một cách nghĩ mới:
Mày hãy tin rằng – rằng từ nay gặp chuyện đấy, mày hãy nghĩ như thế, từ nay lâm vào chuyện đấy, mày đừng nghĩ như thông thường nữa, mày hãy nghĩ như thế này này, và mày hãy hiểu thế này này, mày hãy biết thế này này, mày hãy thông cảm thế này...
Đưa cho người ta một niềm tin mới tức là gì? Cho người ta một tình cảm và một tri thức mới. Vì tình cảm liên quan đến một tri thức gọi là niềm tin mà! Và nếu kiến tạo được điều ấy trong người ta thì khác đ**** gì kiến tạo một nhân tố nhân cách mới rồi, và thứ này nó lưu lại kinh khủng và nó truyền đi kinh khủng
Khi ở trong một quán nước, thấy một người gân mặt tía tai bảo vệ quan điểm vừa được nói trong một bài marketing nhất-Truyền này thì đừng ngạc nhiên mà hãy mỉm cười đi, vì nó có công thức hết rồi, đúng không?
Tóm lại, có hai tiêu chí viral theo kiểu phương Đông:
…… Một là tiêu chí Bá - độ rộng, độ phủ
…… Hai là tiêu chí Truyền - độ sâu
Thực ra chỉ cần độ rộng hoặc độ sâu thôi là đã thành công lắm rồi. Còn có được cả độ rộng, cả độ sâu á? Phê lòi luôn!
Có được cả độ rộng, độ sâu thì anh em thành cao thủ m** nó rồi, đúng không?
Nói là nói thế, nhưng anh em thử viết thử xem, anh em cứ thử viết theo tiêu chí Bá hoặc viết theo tiêu chí Truyền xem, bài viết anh em được lượng tương tác rất tốt đấy. Nói hẳn m** thế luôn
Viết đi, thử đi, anh em sẽ thấy thôi
Gửi tặng anh em 2 bảng tiêu chí Bá với tiêu chí Truyền để anh em dễ tổng kết
Dựa trên bảng tổng kết đấy, anh em hãy thử viết lại một vấn đề theo tiêu chí ấy đi. Và nếu được, anh em hợp nhất tiêu chí Bá với tiêu chí Truyền, thế thì Bậc thầy m** luôn rồi - Bậc thầy thông tin, Bậc thầy truyền thông, Bậc thầy chính trị luôn đấy
Nói chung, bí quyết là bí quyết, ai làm được thì người đấy mới gọi là thành tài
Thầy chỉ dạy thế thôi, nhé
Buổi sau chúng ta sẽ tiếp tục những điều khác
Chấm (.) để nhận Bảng tiêu chí TRUYỀN - BÁ nhé
------------------------------------
Series “Bậc thầy Content” của Marketing for Loser
Lời nguyền rủa những kẻ viết content: vĩ đại, hoặc tầm thường
Ồ vãi, điền hết bảng này là đủ hiểu khách hàng mục tiêu nhé!
Có cái lịch làm content thế này thì nhàn quá rồi còn gì nữa!!
Marketing for Loser: Vì sao lại thế và câu trả lời trắng trợn
Content đích thực sẽ mang đến hạnh phúc đích thực: Rốt cuộc Marketer vẫn cần một trái tim
Viết cái đ***** gì cũng cần thật sự có 3 giá trị này: Yếu quyết thành công của bậc thầy content
Làm thế đ**** nào để tạo nên content thật cụ thể: 6 tiêu chí khét lẹt
Content viral kiểu phương đông: Vừa rộng vừa sâu, càng khoét càng đau
Content là cái đ**** gì mà ghê thế: Một người viết content chân chính dám sống thế nào và viết nên gì
------------------------------------
https://www.facebook.com/marketingforloser